Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào những hôm trời nóng bức. Khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Ba mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân gây rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh để có biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời nhé.
I. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
1. Mồ hôi
Làn da mỏng manh của bé thường rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Trong những ngày nóng bức, cơ thể tiết ra mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi kết hợp với bụi bẩn trong không khí gây bít tắc lỗ chân lông.
Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn xuất hiện gây viêm da, làm xuất hiện nốt mẩn đỏ, hay còn gọi là rôm sảy. Đặc biệt là ở phần mặt, do tuyến mồ hôi trên đầu chảy xuống mặt và cổ, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy ở mặt.
2. Lồng ấp:
Nếu trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi khiến bé bị nổi chấm đỏ trên mặt dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi rôm ở mặt
3. Ủ ấm quá nhiều quần áo:
Việc mặc quá nhiều quần áo, và ủ ấm bé sơ sinh trong các lớp khăn khiến trẻ bị nóng, toát nhiều mồ hôi càng làm gia tăng nguy cơ bị rôm sảy.
4. Thời tiết:
Ngoài ra, do một số yếu tố bên ngoài tác động như thời tiết cũng khiến trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt. Rôm sảy không chỉ xuất hiện trong một mùa cố định. Nhưng thông thường, khi thời tiết nóng bức, độ ẩm không khí cao, rôm sảy dễ xuất hiện hơn do lúc này hệ bài tiết phải làm việc “quá tải”.
II. Cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh nổi rôm sảy trên mặt
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Mặc dù vậy, rôm sảy ở mặt trẻ cần có cách điều trị đặc biệt hơn khu vực khác bởi vì đây là vùng da có ảnh hưởng đến ngoại hình của bé. Do đó nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, có thể để lại sẹo trên da mặt bé đến khi trưởng thành, nguy hiểm hơn có thể đối diện với nguy cơ bị mụn mủ, thậm chí là nhiễm trùng huyết.
Vì thế, tùy theo tình trạng cụ thể mà bố mẹ lựa chọn cách trị rôm sảy và chăm sóc da mặt trẻ thích hợp.
1. Vệ sinh làn da bé
Bên cạnh việc dùng các sản phẩm chăm sóc da, vấn đề quan trọng nhất chính là giữ vệ sinh cho làn da của bé. Mẹ nên thường xuyên lau mặt cho bé để giữ làn da sạch, tránh bụi bẩn tích tụ cũng như lau bỏ lớp mồ hôi bẩn.
Trong những ngày nóng bức, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để cơ thể không bị mất nước và thoát mồ hôi dễ dàng hơn.
2. Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút hồ môi cho bé
Đây là cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả và dễ dàng nhất.
Bố mẹ cho trẻ mặc quần áo sơ sinh mềm mại, không bị kích ứng, thấm hút mồ hôi tốt.
Giữ quần áo của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng
3. Giữ nhà cửa, phòng ở của bé thoáng mát, sạch sẽ
Nơi ở của bé rất quan trọng, phải luôn thoáng mát và sạch sẽ, không khí dễ dàng lưu thông để vi khuẩn không dễ dàng phát triển, gây hại. Vì vậy với những ngày thời tiết oi bức, độ ẩm cao bố mẹ cần duy trì nhiệt độ phòng ở mức 22 – 26 độ C để trẻ không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
4. Đưa trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt đi khám bác sĩ
Vùng da mặt là vùng rất nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây bố mẹ cần đưa trẻ đi khám:
Chữa mãi mà không hết rôm sảy: Trẻ sơ sinh đã được chữa rôm sảy bằng các phương pháp nhưng mãi không hết. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định bệnh, và có phương pháp điều trị phù hợp
Tình trạng rôm sảy lan thành diện rộng và kéo dài sẽ khiến trẻ ngứa ngáy. Khi đã khó chịu, trẻ sẽ tìm cách gãi và có thể gây nhiễm trùng.
Rôm sảy có dạng mủ: Với tình trạng này, bố mẹ không nên chủ quan tự chữa trị cho trẻ sơ sinh tại nhà. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Nếu trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt có kèm theo các triệu chứng bệnh khác như sốt, nôn trớ… thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Thăm khám bác sĩ khi tình hình rôm sảy nặng
5. Dùng thuốc bôi trị rôm sảy
Sau đi đưa trẻ đi khám, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc trị rôm sảy cho bé có thành phần như:
Lanolin: giúp ngăn ngừa bít các ống dẫn mồ hôi, ngăn không nổi rôm mới
Calamine: giúp giảm ngứa
Steroid: chỉ dùng khi bị rôm sảy nặng, giúp kháng viêm, tránh biến chứng.
Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng những sản phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần thiên nhiên như Gel bôi da Revolu có tác dụng:
+ Chăm sóc, bảo vệ da bé do độ ẩm của tã
+ Phòng và làm ngừa các triệu chứng mẩn đỏ, hăm tã
+ Giữ ẩm, làm mềm môi, mềm da
Lưu ý:
Mẹ không nên chọn sản phẩm có chứa Corticoid và paraben vì chất này gây kích ứng da, làm tình trạng rôm sảy nặng hơn.
Mẹ nên tránh bôi kem khu vực gần miệng, mắt, mũi của trẻ.
Tuy là một bệnh thường gặp nhưng rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ nếu như ba mẹ không có sự quan tâm đúng cách. Hy vọng với chia sẻ về những điều nên biết khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt sẽ giúp ba mẹ có cách bảo vệ và xử lý tốt hơn cho bé.